Hạt giống bí đao chanh phát triển khỏe, có hình trụ đều 2 đầu, quả dài 18 – 20cm có thể thu hoạch, kích thước 25 – 30cm vẫn duy trì được hương vị chất lượng tốt, bí đao chanh già có bột sáp. Trọng lượng trung bình có thể đạt 2 – 3kg, khả năng cho quả liên tục, sản lượng cao, thời hạn sử dụng dài và có thể lưu trữ và vận chuyển, giống này chất lượng cao, dưa non hay dưa già đều có thể thu hoạch được, phù hợp với trồng gia đình và chế biến xuất khẩu. Cây sinh trưởng khỏe, kháng sâu bệnh tốt. Trài dài từ 20 -25cm. Đường kính 5 -7cm, ruột nhỏ, cơm dầy. Chất lượng ăn ngon. Bắt đầu thu hoạch 45 – 50 ngày sau khi gieo, thời gian thu hoạch dài. Trồng quanh năm nhưng thích hợp vụ đông xuân.
Kỹ thuật gieo trồng hạt giống bí đao chanh
* Thời vụ: Gieo trồng quanh năm, tập trung từ tháng 1 – tháng 9.
* Làm đất, khoảng cách trồng:
Đất trồng cho bí xanh tốt nhất là để ải,tơi xốp, sạch cỏ, thoát nước tốt, không có nguồn bệnh. Để bí xanh cho năng suất cao nên phải làm giàn; có 2 cách làm giàn:
+ Giàn chữ U ngược. Băng (luống) rộng 2,8 m. Trồng 2 hàng trên luống: Hàng x hàng: 1,8m; cây x cây: 0,6. Mật độ trồng: 12.000 cây/ha.
+ Giàn chữ A: Mặt luống rộng 1,6m, trồng 2 hàng trên luống; hàng x hàng: 1m; cây x cây: 0,5 m. Mật độ: 25.000 cây/ha.
* Lưu ý: Nên trồng giàn chữ U ngược để cây sinh trưởng tốt nhất. Nếu không có điều kiện làm giàn chữ U thì làm giàn chữ A nhưng cần làm giàn cao, khi dây bí bò dưới đất 0,8 – 1m mới cho lên giàn.
* Làm bầu, gieo hạt, ra cây con:
Ngâm hạt giống bí đao chanh với nước ấm (50-52oC) trong 2 -3 giờ, đưa hạt ra đãi sạch và ủ ấm (28 – 30oC), độ ẩm (80 – 85 %), ít ánh sáng. Sau 22-24 giờ lấy hạt ra rửa sạch nhớt trên vỏ và giặt lại khăn ủ bằng nước nóng, vắt bớt nước và ủ hạt. Sau 38 – 42 giờ hạt nảy mầm thì tiến hành vào bầu. Nếu hạt chưa này mầm thì rửa sạch và đem ủ lại với khăn ấm khoảng 10 giờ sau hạt sẽ nảy mầm hết.
Đất làm bầu phải tơi xốp, phẳng, sạch cỏ dại. Tưới đất ẩm và đặt hạt đã nảy mầm lên với khoảng cách giữa các hạt 5-7cm, sau đó rắc 1 lớp đất bột lên trên. Sau 2-3 ngày thì cây mọc, thường xuyên chăm sóc và tưới nước giữ ẩm cho vườn ươm. Khi cây có 2-3 lá thật thì tiến hành ra cây.
* Cách bón :
– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 550 kg Super lân và vôi bột + 500 kg NPK (5-10-3) + 40 kg Kali.
– Bón thúc:
+ Tưới nhử (7 ngày sau trồng): Hòa 30 kg đạm urê + 50 kg supelan với nước đem tưới.
+ Thúc giai đoạn sinh trưởng: 12; 22 và 32 ngày sau trồng: 140 kg NPK (16-6-16) + 20 kg đạm urê.
+ Thúc giai đoạn nuôi quả: 42 và 50 ngày sau trồng: 50 kg NPK (16-6-16) + 20 kg đạm urê + 30 kg kali.
+ Thúc giai đoạn nuôi quả: 60 và 68 ngày sau trồng: 40 kg NPK (16-6-16) + 10 kg đạm urê + 20 kg kali.
* Lưu ý:
– Vôi nên rãi cùng lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
– Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
– Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ trước để tăng hiệu quả phân bón.
* Chăm sóc:
Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng.
– Giàn chữ U ngược: Khi cây có 5-6 lá thật tiến hành bấm ngọn để cho bí phân nhánh, mỗi gốc để 2 nhánh. Khi cây ra nhánh nên bắt nhánh bám đều lên lưới theo dạng sương cá để tận dụng không gian của giàn và để thuận lợi cho việc phòng trị sâu bệnh sau này cũng như tăng khả năng đậu quả.
– Giàn chữ A: Mỗi cây chỉ để 1 dây (không bấm ngọn), để 1 quả trên cây.
* Lưu ý:
– Khi quả đã ổn định (5-7 ngày sau thụ phấn) tiến hành bấm ngọn để dinh dưỡng tập trung nuôi quả.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.