Thời vụ gieo trồng hạt giống dưa lưới múi siêu ngọt
– Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4-5
– Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11-12
Tuy nhiên xen giữa 2 vụ này vẫn có thể trồng dưa lưới nên trong khoảng từ tháng 2 – 9 có thể trồng dưa lưới trên chậu.
Gieo hạt giống và chăm sóc cây con
Gieo vào bầu 1hạt/ 1 bầu. Thời gian ươm khoảng 7-10 ngày ( vụ thu đông), 15 ngày đối với vụ Xuân- khi cây được 1-2 lá thật có thể trồng.
Chọn chậu và chuẩn bị giá thể
Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36×36 cm (xem hình ảnh bên dưới). mỗi 1 chậu có thể trồng 1 cây dưa lưới.
Chậu vuông 36×36 cm được chủ Vườn rau thẳng đứng OHF chọn để trồng dưa lưới
Giá thể nên trọn loại tơi xốp có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 (xem hình bên dưới) với lượng bón lót là 50g/ chậu (trộn đều với giá thể trước khi cho giá thể vào chậu).
4. Trồng dưa lưới vào chậu
Sau khi chuẩn bị giá thể và cho giá thể vào chậu, chọn các cây giống khỏe mạnh để trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 1 cây. Trông xong ấn nhẹ cho đất xung quang cây chặt lại sau đó rắc một lớp mỏng vôi bột lê bề mạt giá thể để làm giảm mầm bệnh cho cây. Lưu ý: khi trồng cây không nên để gái thể quá đầy, nên đổ giá thể cách miện chậu từ 5-7 cm để sau này bón và bổ xung giá thể sau.
5. Phân bón và cách bón phân
Theo thử nghiệm của vườn rau thẳng đứng OHF, phân bón Dynamic 3-4-3 rất phù hợp cho trồng dưa lưới tại nhà vì phân bón Dynamic có các đặc tính sau:
Phân gà nguyên chất 100% của trang trại gà sạch nuôi trên vùng núi không có dân cư sinh sống của Nhật Bản.
Đây là trang trại gà nuôi lấy trứng, nên thức ăn được chọn lọc và có tỷ lệ đạm cao hơn thức ăn cho gà nuôi lấy thịt, do vậy tỷ lệ hữu cơ trong phân cũng cao hơn phân của gà thường.
Loại phân gà này được lên men, sản xuất, đóng gói tại Nhật bản và được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm nghiệm và cấp giấy phép nhập khẩu bán tại Việt Nam
Quá trình sản xuất Dynamic 3-4-3 mất nhiều thời gian (khoảng 10 ngày) để lên men và không sử dụng nhiệt độ cao (sử dụng máy làm nguội) cho nên họat động của vi sinh vật vẫn rất tốt.
Vì thế, ngoài tác dụng đem chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, (DO3-4-3) còn có tính chất cải tạo đất rất tốt nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vì tính chất cải tạo đất rất tốt này nên (DO 3-4-3) có thể sử dụng cùng phân bón hóa học để đem lại hiệu quả cao và ít bị hại cho cây trồng cũng như đất.
Phân bón hữu cơ là một loại phân bón tác dụng chậm, nhưng phân gà lên men sẽ có tác dụng nhanh hơn sơ với phân bón hữu cơ khác.
Do vậy (DO3-4-3) có cả tác dụng chậm và hiệu quả lâu dài vì rễ cây hút dần dần dinh dưỡng sau khi rễ tự phân giải thành phần hữu cơ.
Do đó phân bón Dynamic an toàn cho cây và là sản phẩm hữu cơ an toàn cho người sử dụng sản phẩm.
Cách bón:
– Bón lót 50g/ chậu trước khi trồng
– Bón thúc sau khi cây lên 6- 8 lá, 50g/ chậu
– Bón thúc sau đậu quả, 50 g/ chậu
– Bón thúc sau khia quả bắt đầu hình thành vân lưới, 50 g/ chậu
6. Chăm sóc sau trồng.
Thường xuyên tưới ẩm cho cây. Đặc biệt từ khi ra hoa đến khi quả được 15 ngày cần tưới ẩm cho cây để quả phát triển. Sau 20 ngày khi quả bắt đầu nổi gân lưới chỉ tưới đủ ẩm cần hạn chế tưới nước để tránh nứt quả.
Trường hợp trồng vào vụ thu đông ở Miền Bắc trên đất thịt cần giữ nước ở rãnh đến trước khi thu hoạch khoảng 7-10 ngày mới rút nước để tránh gió heo may làm khô, nứt nẻ đất và cung cấp nước cho cây tránh héo lá do gió đông bắc khô lạnh.
Cần đặc biệt lưu ý trong 15 ngày đầu sau khi đậu trái, tuỳ khả năng sinh trưởng của cây, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết mà quyết định bổ sung phân bón qua gốc, qua lá và độ ảm để tạo điều kiện cho trái được phát triến tối đa vì đây là thời ký quả phát triển mạnh nhất.
Lưu ý: dưa lưới nên được tưới nhỏ giọt nhiều lần trong ngày, vừa tiết kiệm nước vừa tránh tổn thất phân bón.
7. Thụ phấn và tỉa trái
Vặt bỏ bằng tay toàn bộ các nhánh phụ và hoa từ lá gốc đến lá thứ 10. Để các hoa cái từ lá thứ 10 và thụ phấn các hoa cái từ lách lá thứ 10 đến 13 (thường thụ phấn 3-4 quả). Sau khi đậu quả ổn định, chọn 1 quả có hình thái đẹp nhất, phát triển tốt nhất để lại và cắt bỏ các quả còn lại (lưu ý: nhưng quả nhỏ này đem chế biến các món sào ăn rất ngon). Nhánh để quả khi thấy nụ cái để thêm lá nữa bấm ngọn nhánh.
Các quả cần được treo trên dây vững chắc tránh làm đứt và tụt dây. Với các gia đình trồng trên cao nên cho cây bò ngang để giảm chiều cao tránh gió bão.
8. Phòng trừ sâu bệnh
Côn trùng
* Bọ trĩ (Thrip palmi) đặc biệt nguy hiểm với dưa lưới: Polytrin, Confidor 100SL, Admire 050EC, Oncol, Regent . .
* Dòi đục lá (Liriomyza trifolii): Polytrin, Bulldock 025EC, Baythroid50EC, Cyper MapEC .
* Sâu ăn tạp (Spodoptera littura): Bulldock025SL, Sumicidin, Mimic 20F, Viphensa.
* Rầy mềm (Aphis gossypii vaø Myzus persicae): Confidor100SL, Admire 050EC, Bulldock 025EC..
Bệnh hại
Phun phòng các loại thuốc Ricide, Ridomil, Zineb hoặc Topsin 7 ngày 1 lần hoặc phun sau khi mưa hoặc trời có sương mù nhiều để phòng bệnh. Đặc biệt chú ý thời gian từ khi ra quả đến thu hoạch cây dưa thường bị thối gốc, thối đốt và nứt thân cần phun Score, Ridomil, Ricide.
* Bệnh nứt thân chảy nhựa(Mycosphaerella melonis)- Phun hay tươí Benlate, CopperB23% vào gốc. Phun trị bằng: Score, Ridomil, Antracol75WP, Topsin, Ridomil, Cuproxat, Aliette80WP, Mancozeb, Fusin… Maët khaùc caàn giaûm nöôùc, giaûm boùn phaân ñaïm.
* Bệnh thối gốc, lở cổ rễ (Rhizoctonia solani vaø Fusarium solani)
Bón vôi, luân canh với cây trồng nước..
Phun phòng trị: Topsin, Cuproxat, Ridozeb, Rovral, Polygram, Monceren 250SC, Validacin3SC, Ridomil ..
* Bệnh thối rễ héo dây (Phytopthora sp): PolygramDT80, Ridozeb72WP , Cuproxat, Ridomin, Score…
* Bệnh sương mai (Pseudoperonospera): Bayfidan250EC, Antracol70WP, Ridomin 25WP, Daconil75WP, Aliette80WP, PolygramDF80, Cuproxat…
* Bệnh phấn trăng (Erysiphecichoracearum): Benlate0,01%, Topsin0,1%, Anvil, Kulumus, Tilt- super, BavistinFL, Carbenda50SC . . .
* Bệnh thán thư (Colectrotrichum lagenarium): Phun Antracol 70WP phun 7 -10 ngaøy/laàn, Zineb, Cuproxat hoặc Mancozeb.
Lưu ý: khi sử dụng các loại thuốc BVTV nên tham khảo ý kiến các kỹ thuật viên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.